Diễn đàn lớp 32CĐ Cơ-Điện Tử ĐHCN Việt - Hung
Chào Mừng bạn đến với diễn đàn của lớp 32CĐ Cơ - Điện Tử ĐHCN Việt-Hung
Diễn đàn lớp 32CĐ Cơ-Điện Tử ĐHCN Việt - Hung
Chào Mừng bạn đến với diễn đàn của lớp 32CĐ Cơ - Điện Tử ĐHCN Việt-Hung
Diễn đàn lớp 32CĐ Cơ-Điện Tử ĐHCN Việt - Hung
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn lớp 32CĐ Cơ-Điện Tử ĐHCN Việt - Hung

Sân chơi dành cho sinh viên giao lưu học tập
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Về quê người vẽ cờ Tổ Quốc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
vip
vip
Admin

Tổng số bài gửi : 366
vi phạm : 0
Join date : 15/04/2010
Age : 33
Đến từ : Bình Lục-Hà Nam

Về quê người vẽ cờ Tổ Quốc _
Bài gửiTiêu đề: Về quê người vẽ cờ Tổ Quốc   Về quê người vẽ cờ Tổ Quốc EmptySun Feb 20, 2011 9:19 pm

Chúng
tôi về làng Lũng Xuyên, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, tìm
gặp bà Nguyễn Thị Xu là con gái duy nhất của nhà cách mạng – liệt sĩ
Nguyễn Hữu Tiến là Phó Bí thư Đảng bộ tỉnh Hà Nam, tác giả Quốc kỳ Việt
Nam.



Về quê người vẽ cờ Tổ Quốc Chan-dung-nguyen-huu-tien-300x213
Chân dung Nguyễn Hữu Tiến

Quốc lộ 38 nối từ thị trấn Đồng Văn về Lũng Xuyên, cây cầu vượt
phần nào che lấp cảnh vật xung quanh, thiếu chú ý sẽ chẳng phát hiện
ra tấm biển mang tên đường Nguyễn Hữu Tiến. Từ thị trấn Hoà Mạc, huyện
Duy Tiên, con đường nhỏ dẫn về làng Lũng Xuyên, xưa gọi là đường Vua,
nay đã được bê tông hoá. Hai bên đường những ruộng cày nỏ nằm úp bụng
phơi lưng dưới nắng cuối đông chờ nước về đổ ải vụ chiêm xuân.


Đứng trong sân im vắng, nhìn ngôi nhà mái bằng rêu mốc dần bao phủ
những dòng chữ: “Nhà lưu niệm đ.c Nguyễn Hữu Tiến – tác giả người vẽ lá
cờ Tổ quốc…” cánh cửa giữa mở toang mà không thấy ai trong nhà. Thấy
người lạ, anh hàng xóm đứng trên trần nhà bên cạnh gọi: “Bà có khách
đấy”. Có tiếng trả lời vọng ra từ đầu hồi.


Lát
sau, trước mắt chúng tôi là cụ bà có khuôn mặt phúc hậu chậm bước ra.
Đó là bà Nguyễn Thị Xu, người con gái của liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến.
Tất tả vấn lại chiếc khăn đội đầu, bà chậm rãi cất từng tiếng: “Mời
các chú, các anh vào nhà trong xơi nước”.


Sau
khi ngước nhìn lên đầu hồi, ngắm bức chân dung tác giả Quốc kỳ với
chất liệu sơn dầu do tác giả Quốc ca nhạc sĩ Văn Cao vẽ, anh bạn tôi
lên tiếng thưa chuyện, hôm nay tìm về quê gặp bà là để xin một số tư
liệu về cụ Nguyễn Hữu Tiến. Bà Xu mời nước chúng tôi, rồi thong thả kể:


Cụ
tôi tham gia hoạt động cách mạng từ sớm, khi tôi mới biết bò ấy mà,
nên tôi cũng không được biết chuyện trực tiếp đâu. Tiếc rằng những cụ
già biết cụ tôi đều mất cả rồi. Về sau này, có ông Sơn Tùng ở Hà Nội,
là nhà văn, viết hẳn một quyển sách về cụ tôi, có đầu đề là “Nguyễn Hữu
Tiến”. Tôi kể cho các chú cũng là từ trong sách ấy mà ra thôi…


Lũng
Xuyên là cái rốn nước mạn Bắc của con sông Châu. Nơi đây vẫn còn dấu
tích con đường từ đình làng Lũng Xuyên sang Hòa Mạc gọi là đường Vua.
Người già kể lại, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn Thập nhị sứ quân đã đi qua
làng để trở về kinh đô Hoa Lư. Khi Lê Hoàn lên ngôi (vua Lê Đại
Hành), mùa xuân năm 987 lần đầu tiên nhà vua cùng văn võ bá quan cày
ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, vì thế những thửa ruộng này còn
được gọi là Kim Ngân Điền. Rồi vua nhà Lý đã đi qua đường Vua lên núi
Đọi xây chùa, dựng bia đá. Khi quân Minh kéo sang, chúng đốt phá chùa
Đọi, kéo đổ tượng Phật, đập bỏ bia đá. Đến đời vua Lê Thánh Tông từ
kinh đô Thăng Long đã đi qua con đường này để về xây lại chùa Đọi.


Chính
tại ngôi làng Lũng Xuyên này, ngày 5 tháng 3 năm 1901 cậu bé Nguyễn
Hữu Tiến cất tiếng khóc chào đời. Bốn mươi năm sau, Nguyễn Hữu Tiến đã
vẽ lá cờ đỏ sao vàng, ngọn lửa cách mạng thôi thúc nhân dân vùng lên
phá xiềng gông thực dân Pháp trong khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940) để
rồi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm Quốc kỳ tại Quốc dân Đại hội Tân
Trào (16/8/1945) và Quốc hội khóa I (1946) một lần nữa đồng tâm nhất
trí chọn làm biểu tượng thiêng liêng của quốc gia cho đến ngày nay.


Sớm
có tư tưởng yêu nước, Nguyễn Hữu Tiến đã được Trần Tử Yến, anh sinh
viên trường Cao đẳng Thương mại Đông Dương, quê ở Ninh Bình, giác ngộ
cách mạng. Năm 1927, theo quyết định của Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên, với bí danh giáo Việt, Trần Tử Yến đã thay mặt Kỳ bộ Bắc Kỳ
công nhận chi bộ Hà Nam gồm có Nguyễn Hữu Tiến, Vũ Văn Uyển và Trần
Tử Yến là một thành viên.


Năm
1930, Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh
Hà Nam gồm 7 người: Nguyễn Hữu Tiến, Lê Công Thanh, Vũ Văn Uyển, Phạm
Văn Tô, Nguyễn Văn Huân, đồng chí Quỳnh và đồng chí Bảy. Đồng chí Lê
Công Thanh là người của Xứ ủy cử về giữ chức Bí thư trong thời gian mới
thành lập Đảng bộ. Nguyễn Hữu Tiến giữ chức Phó Bí thư và phụ trách
tuyên truyền.


Sau
hơn một năm hoạt động, do Nghiêm Thượng Biền phản bội, hầu hết các
đồng chí trong Thượng vụ Xứ ủy Bắc Kỳ đã bị bắt. Nguyễn Hữu Tiến cũng
sa lưới mật thám Pháp. Cùng thời gian đó, Nguyễn Hữu Tiêm, em trai
ruột, đang học Trường Kỹ nghệ thực hành và Nguyễn Hữu Tỉnh em con chú
ruột, làm liên lạc cho Xứ ủy đều đã bị mật thám Pháp bắt tại Hà Nội.


Trong
nhà lao, tên Đờ-loóc (Delorge), chánh thanh tra mật thám Nam Định đã
tra tấn Nguyễn Hữu Tiến đến vỡ cả bánh chè đầu gối chân phải.


Ngày
2 – Mai – 1932 trước tòa Thượng thẩm phiên xử “Hội kín” tỉnh Hà Nam
được tổ chức. Chủ tọa phiên tòa là chánh án Mooc-sê (Morche), dự thẩm
là Ve-rông (Verron) và Vũ Ngọc Hoánh, biện lý là Duy-ranh-giê
(Duringger), đã cùng nhau kết án Nguyễn Hữu Tiến tức giáo Hoài, bị khổ
sai chung thân, tức Long, Phạm Văn Tô tức Ba Tê mỗi người 20 năm tù
khổ sai” (báo Đông Pháp số 1945 ra ngày 3 – Mai – 1932).


Từ
nhà tù Sơn La, Nguyễn Hữu Tiến và 150 người tù khác như các đồng chí:
Lê Duẩn, Trần Quang Tặng, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Duy Huân, Phạm Văn
Tô… bị thực dân Pháp cho là “nguy hiểm” nên bị đày đi Côn Đảo.


Tháng
4 năm 1935, Đảng bộ Côn Đảo lại quyết định chọn cử bảy đồng chí vượt
biển trở về đất liền hoạt động: Tôn Đức Thắng, Trần Quang Tặng, Tạ
Uyên, Phạm Hồng Thám, Nguyễn Văn Cọng (Chín Phước), Minh Thẹo và
Nguyễn Hữu Tiến.


Sau
khi vượt ngục thành công, về đất liền, với tên gọi Hai Bắc Kỳ, Nguyễn
Hữu Tiến được Xứ ủy Nam Kỳ giao phụ trách liên tỉnh Đảng bộ Châu Đốc,
Long Xuyên, Hà Tiên, Rạch Giá.


Trước
ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, 23/11/1940, là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Nam
Kỳ, phụ trách cơ quan ấn loát truyền đơn lời kêu gọi của Đảng và báo
Tiến lên, Nguyễn Hữu Tiến đã thửa một lá cờ đỏ, đính ngôi sao vàng năm
cánh chính giữa, viết lời giải thích ý nghĩa lá cờ:


Việt Nam ta con Hồng cháu Lạc
Dòng máu đỏ, giống da vàng, trải bốn ngàn năm oanh liệt.
Thế mà chịu tám mươi năm rên xiết
Dưới giày đinh đế quốc sài lang!
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi da của giống nòi
Đứng lên mau! Hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sĩ, nông, công, thương, binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh
Đoàn kết lại sức mình sẽ mạnh
Quyết đánh tan phát xít Nhật – Tây
Hỡi hai lăm triệu con yêu nước Việt Nam này
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh…


***

Rồi
chính Nguyễn Hữu Tiến vẽ lá cờ vào phiến đá, in ra nhiều bản cho
chuyển xuống các cơ sở bí mật. Công việc in ấn gần xong thì lính kín
ập đến. Không ai trong cơ quan chạy thoát.


Sau
thất bại của Nam Kỳ khởi nghĩa, Nguyễn Hữu Tiến bị kết án tử hình
cùng các đồng chí nguyên Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Tổng Bí thư Nguyễn
Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai…”.


Trước khi ra pháp trường, Nguyễn Hữu Tiến đã để lại lời nhắn với đồng chí, đồng đội:

“Vĩnh biệt hôm nay có mấy lời
Nhắn cùng đồng chí khắp nơi nơi
Tinh thần để lại cho non nước
Thù hận ghi sâu giữa đất trời
Án chém Hà Nam đà rũ sạch
Khổ sai Côn Đảo đã qua rồi
Anh em đi trọn con đường nhé
Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai”


***

Năm
1993, Tỉnh ủy – Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam,
huyện Duy Tiên đã xây dựng nhà lưu niệm Người vẽ cờ Tổ quốc. Bà Xu cùng
với người con trai thứ tư trông nom. Bây giờ thì có cả đường Nguyễn
Hữu Tiến ở thành phố Phủ Lý, ở thị trấn Đồng Văn, Trường Tiểu học
Nguyễn Hữu Tiến ở xã Yên Bắc này, và cả trường năng khiếu Nguyễn Hữu
Tiến ngoài thị trấn Hòa Mạc.


Gặp
bà Xu tại quê nhà, chúng tôi mới được biết gia cảnh của bà. Người con
trai thứ tư bị ung thư, năm 40 tuổi thì bỏ mẹ, bỏ vợ, bỏ con “ra đi”,
bà bấm ngón tay đã 6 năm rồi. Con dâu và các cháu đi làm, đi học nên
vắng nhà cả ngày, chỉ có mình bà quanh quẩn trông nom nhà cửa. Giờ
tuổi già rồi mà bà vẫn ở riêng, chẳng ở chung với con cháu vì bà thấy
con cháu cũng hãy còn bao nhiêu cái khó khăn.


Hiện
ngôi nhà tình nghĩa sau gần 20 năm, nhà cửa xuống cấp nhiều. Dưới
chân chúng tôi, nền gạch nhiều chỗ đã sụt xuống. Trước vẻ ái ngại của
chúng tôi, bà Xu tỏ bày:


- Nhà đã dột lắm rồi mà chả dám đề nghị. Dột chỗ nào cũng kệ, đàn bà chả dám leo trèo.

Gói gọn lại chỗ đơn từ xong, bà Xu lại rót thêm nước vào chén cho chúng tôi, rồi tiếp tục câu chuyện:

Chả
giấu gì các chú, mãi đến khi ông Sơn Tùng viết cuốn sách, tôi mới
được biết cụ tôi vốn gia đình giàu nhất đất Lũng Xuyên này. Biết cụ
tôi vẽ cờ nên cứ mỗi lần nhìn lên lá cờ đỏ sao vàng là như thấy có cả
cụ tôi trong tâm tưởng. Bây giờ ở tỉnh Hà Nam, ở huyện Duy Tiên lại có
đường phố mang tên cụ tôi, trường học mang tên cụ tôi, ở đây làm nhà
lưu niệm cụ tôi. Trong khi đó còn bao người bỏ thân nơi chiến trường
mà không được hưởng hạnh phúc.


Nhà
nhà trong xóm đều đã quây quần đoàn tụ dọn bữa cơm trưa. Bà Xu tiễn
chúng tôi ra tận ngõ, bà đứng tần ngần mãi khi xe chuyển bánh. Nhìn qua
gương hậu, bà Xu vẫn đứng vậy…


Chúng
tôi lại đi trên con đường Nguyễn Hữu Tiến để ngược về Hà Nội. Anh bạn
đi cùng tôi chợt hỏi: Hà Nội chưa có tên đường phố Nguyễn Hữu Tiến
đúng không? Chúng ta đã có tên đường Văn Cao – tác giả Quốc ca, còn
đường Nguyễn Hữu Tiến – tác giả Quốc kỳ, mong rằng sẽ sớm có trong một
ngày gần nhất…
Về Đầu Trang Go down
http://loveanhthao.co.cc
 

Về quê người vẽ cờ Tổ Quốc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp 32CĐ Cơ-Điện Tử ĐHCN Việt - Hung :: Tin Tức - Thời Sự-
Chuyển đến 
Đăng NhậpNhanh
.:Đăngkí:. | .: Quên mật khẩu:.