Diễn đàn lớp 32CĐ Cơ-Điện Tử ĐHCN Việt - Hung
Chào Mừng bạn đến với diễn đàn của lớp 32CĐ Cơ - Điện Tử ĐHCN Việt-Hung
Diễn đàn lớp 32CĐ Cơ-Điện Tử ĐHCN Việt - Hung
Chào Mừng bạn đến với diễn đàn của lớp 32CĐ Cơ - Điện Tử ĐHCN Việt-Hung
Diễn đàn lớp 32CĐ Cơ-Điện Tử ĐHCN Việt - Hung
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn lớp 32CĐ Cơ-Điện Tử ĐHCN Việt - Hung

Sân chơi dành cho sinh viên giao lưu học tập
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Nghệ thuật cưa gái - Chương 1

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
vip
vip
Admin

Tổng số bài gửi : 366
vi phạm : 0
Join date : 15/04/2010
Age : 33
Đến từ : Bình Lục-Hà Nam

Nghệ thuật cưa gái - Chương 1 _
Bài gửiTiêu đề: Nghệ thuật cưa gái - Chương 1   Nghệ thuật cưa gái - Chương 1 EmptyFri Oct 21, 2011 2:52 pm






Bài 1 - Gà và Cáo

Anh em mày râu thông thường chia làm 2 loại chính: CAO THỦ.
Cao thủ thì ko cần nói nhiều rồi, GÀ chính là đối tượng đa số trong anh em mày râu (tớ cũng là loại GÀ, GÀ quá mức ).
Còn các chị em xinh đẹp, thông thường gồm 3 loại: CÁO, SÓI và số còn
lại. CÁO là các chị em bình thường, đáng để cho anh em GÀ chinh phục,
SÓI thì khiếp lắm, cao tay trên SÓI hẳn một cái đầu và một kinh nghiệm
tình trường, số còn lại thì ít gây chú ý của GÀ.
Cần nhớ rằng, CÁO và SÓI thích "ăn thịt" GÀ lúc nào là chết lúc bấy giờ, chứ GÀ làm sao mà ăn thịt cáo được

Một trong những tình huống mà các chú trống choai rất hay gặp phải là
làm thế nào để tình cảm tiến triển từ "tình bạn" lên "thích thích" rồi
lên "yêu". Những sai lầm thường gặp là:

1) Tỏ tình: Có một quan niệm phổ biến trong xã hội là người con
trai cần phải nói "Anh yêu em". Gà nào khi đang trăn trở vì tình cũng
thắc mắc về việc chọn thời gian và địa điểm nào để nói ra ba tiếng đó,
và hầu như không chú nào tìm được thời gian địa điểm thích hợp cả. Lý
do rất đơn giản: Tại vì chả có lúc nào, chỗ nào là thích hợp để nói ra
câu đó cả. Câu này để dành cho những đôi đã ở bên nhau một thời gian
dài, đã trải qua kha khá các loại sóng gió, đủ để họ xác định được
chính xác thế nào là "yêu".

2) Săn đón, chiều chuộng: Một sai lầm khác là rình rập ở bên
cạnh con gái để xem em muốn ăn gì, uống gì thì anh đi mua, muốn đi đâu
thì anh chở đi, nói chung là đáp ứng tất cả đòi hỏi của nàng. Đây là
lỗi nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả: Những đôi yêu nhau thì săn
đón chiều chuộng nhau, chứ săn đón chiều chuộng thì sẽ không dẫn đến
yêu nhau. Hơn nữa săn đón quá mức sẽ làm cho người con gái suy nghĩ là:
Anh cảm thấy con người anh không xứng đáng với em nên anh phải bù đắp
bằng cách chiều chuộng em.

3) Tiêu nhiều tiền, khoe của: Cũng như trên. Thông điệp của hành động này là: Con người anh chả ra gì nên anh phải lấy của cải ra để dụ em.
Đi đâu?

Một trong những vấn đề lớn nhất mà gà hay gặp
phải khi mới làm quen được với một em là: Làm thế nào để rủ em đi chơi
được, và khi rủ đi rồi thì đi đâu, làm gì? Trong suy nghĩ của gà luôn
luôn cho rằng phải làm gì đó thật đặc biệt, thật lãng mạn thì nàng mới
"cảm động" và sẽ "yêu" mình. Tuy nhiên, cái mà gà cho là "đặc biệt" và
"lãng mạn" thường rơi vào một trong những thứ sau: xem phim, ăn tối,
nghe nhạc, v.v., những thứ mà nói chung là: 1) tốn tiền; 2) kéo dài; 3)
ai cũng làm nên không có gì gọi là "đặc biệt" cả; và 4) chỉ lam được
một lần, nếu lặp đi lặp lại sẽ cực kỳ chán.

Mục tiêu của họ nhà gà khi rủ con gái (họ nhà cáo) đi chơi là làm sao
để còn có lần sau và nhiều lần sau nữa "nàng" (nói thật: các chú nên bỏ
cái chữ này đi nếu mà muốn có cơ hội) phải háo hức chờ mình gọi điện
thoại rủ đi chơi. Muốn thế thì cách tốt nhất là rủ đến chỗ nào vui vẻ
nhộn nhịp: cửa hàng, trung tâm thương mại (có tiền thì mua, không thì
xem), quán cóc, quán cafe đông, v.v. Ví dụ: Một buổi chiều trời đẹp,
gọi điện thoại cho cáo, bảo là: "Anh đi uống cafe đây, em ra ngồi nói
chuyện với anh cho vui". Hoặc khi gà định đi mua một cái áo chẳng hạn,
thì gọi điện cho cáo, bảo là "áo anh rách hết rồi, anh shopping đây, em
đi chọn với anh". Cái chính là phải tạo ra ấn tượng với em là: "Anh đi
làm việc của anh, vì anh thích em nên anh cho em đi cùng. Nếu em không
đi thì em sẽ thiệt vì mất một dịp vui vẻ, còn anh thì vẫn đi như
thường".

Lý do để chọn những chỗ vui vẻ nhộn nhịp là: Ở những chỗ đó đông người,
có nhiều sự kiện xảy ra, nên có nhiều chuyện vui để nói. Ví dụ như đi
uống cafe thì có thể lấy những người đi ra vào quán hoặc những người đi
qua đường để pha trò, hay khi đi shopping thì có thể đem các kiểu quần
áo kỳ dị ra trêu (vd "Anh nghĩ em mặc cái áo kia thì chắc là đẹp lắm
đấy"), v.v.
Nói gì?

Chủ đề nên nói: những người xung quanh, người nổi
tiếng, người quen chung (nhưng không thân lắm với cả hai người), và
chính cô gái đó. Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự hài hước và tự tin.
Một ví dụ là lấy một chuyện gì đó hơi buồn cười, hơi kỳ quặc, hoặc hơi
lố bịch của một người ra, phóng đại lên, rồi phân tích (tất nhiên cũng
phải hài hước)

Bài 2 - Các mốc quan trọng trong cưa cẩm


Trong quá trình cưa cẩm có những mốc mà gà cần phải vượt qua. Nếu không
vượt qua được một mốc nào đó thì kết quả tất yếu là em kia sẽ cảm thấy
chán. Các mốc này là:
1. Làm quen (nói chuyện lần đầu tiên)
2. Lấy số điện thoại
3. Rủ đi chơi
4. Đụng chạm lần đầu tiên
5. Cầm tay
6. Hôn, 1st base
7. Ôm, vuốt ve (nhẹ nhàng), 2nd base
8. Ôm, vuốt ve (gay cấn), 3rd base
9. 4th phase… (Cái này khiếp quá )

Khuôn khổ của chủ đề này chắc chỉ cho phép thảo luận đến mốc số 7 là
kịch kim, cách vượt qua các mốc tiếp theo gà sẽ phải tự suy luận. Nói
chung là nguyên tắc của các mốc này cũng giống nhau. Bí quyết chủ yếu là
phải tự nhiên, không miễn cưỡng, gò bó, tiến mấy bước lại lùi một
bước, nhịp nhàng thư thái như nhảy tango.

Bắt đầu bằng cách rủ em đi chơi ở một chỗ vui vẻ nhộn nhịp và đã câu
chuyện vui vẻ rồi (như đã nói ở mấy post trước) thì rủ em đi đến một
chỗ khác cũng vui vẻ nhộn nhịp để chơi. VD: nếu đang đi shopping thì có
thể đi uống cafe, đang ngồi uống cafe thì có thể đi chơi game,
billiard, v.v. Trong khi đi, nếu gặp một tình huống khác lạ, ví dụ như
đi qua đường, đi vào thang máy, qua chỗ đông người hay chật, v.v. thì
nắm lấy tay em, kéo nhẹ để đưa qua chỗ đó. Khi qua rồi thì giữ tay thêm
vài giây nữa rồi buông tay ra. Đây chính là nguyên tắc tiến mấy bước
lùi một bước. Một lúc sau thì lại đưa tay ra nắm lấy tay cua em tiếp,
dắt đi một đoạn (lâu hơn lúc nãy) thì lại buông ra. Lần sau này thì tốt
nhất là chọn những chỗ ngược với lần đầu, tức là không có lý do gì đặc
biệt cả.

Ngoài ra thì còn các phương pháp nâng cao hơn để nắm tay con gái như:
xem chỉ tay, ảo thuật, hướng dẫn cách chơi bi-a, bi lắc, đánh điện tử.
Cao hơn nữa là làm cho em tự giác nắm tay mình trước, nhưng vì bài lần
này dài rồi nên để lần sau.
Nếu khi gà nắm tay mà em rút lại thì làm thế nào?

Nếu khi gà nắm tay mà em rút lại thì làm thế nào?

Khi gà nắm tay hay thực hiện vượt qua một mốc nào đó, đôi khi sẽ gặp
phải sự chống lại của con CÁO. Trong những trường hợp như thế nói chung
là gà thường cảm thấy khó xử và hơi có phần tẽn tò vì ngượng. Sự kháng
cự của CÁO có nói chung khá là phức tạp và thường là do một trong các
lý do sau đây:

1) Bị bất ngờ, phản xạ tự nhiên;
2) Sợ "nhanh quá", sợ bị "coi thường", nói chung là các giá trị luân lý mà mẹ và xã hội nhồi nhét vào đầu;
3) Gà manh động, vội vàng;
4) Không có cảm tình với gà;

Chắc chắn có chú sẽ hỏi: Thế làm thế nào để phân biệt giữa các trường
hợp, khi nào thì để em rút tay lại, còn khi nào thì không? Muốn thế thì
hành động của gà cần phảikiên quyết nhưng không bạo lực. Ví dụ như khi
nắm tay thì cần phải nắm chặt như khi bắt tay đồng nghiệp hay khách
hàng chẳng hạn, tránh trường hợp em vừa rút nhẹ một cái đã tuột ra rồi,
nhưng không được chặt đến mức em phải vùng vẫy mới rút được tay ra.
Hơn nữa, chuyển động phải từ tốn, không được rình rình chộp nhanh như
mèo vồ chuột. Cách tốt nhất là hai người đi song song với nhau, gà tiến
vào gần một chút rồi đưa tay ra nắm. Nếu sợ nắm trượt thì có thể đi
lùi lại phía sau khoảng 1/3 bước rồi tiến lên, nắm lấy bàn tay của em
từ phía sau.
Chú gà nào cũng biết là phương pháp phổ biến nhất để lừa nắm tay con
gái là xem chỉ tay. Thế nhưng trong khi các cao thủ thực hiện việc này
rất dễ dàng thì gà lại không thể làm được. Thường là gà không biết làm
thế nào để nêu ra vấn đề. Những chú gà bạo hơn khi đề xuất "Em đưa tay
đây anh xem chỉ tay cho" thì lại gặp phải phản ứng lạnh lùng từ phía
đối phương. Vì ý định của gà quá lộ liễu nên các em lập tức rụt tay về
(đút vào túi quần), đầu thì lắc lia lịa: "Ứ Ừ".

Bí quyết ở đây là phải thực hiện làm sao cho tự nhiên, coi như đấy là
một trò chơi, cũng đừng đặt nặng chuyện có thành công hay không. Chẳng
hạn gà có thể là buộc cho đối phương một tính cách hay tương lai gì đó
kỳ quặc đến mức buồn cười, đại loại như là "Anh đoán em sau này thể nào
cũng có 12 đứa con, toàn là vịt giời" hoặc "Nhìn em thế này chắc là
thích đánh nhau lắm". Nếu em gân cổ lên cãi thì gà sẽ thừa cơ bảo là
"để đấy anh chứng minh cho em xem" rồi thò tay ra nắm lấy tay em. Còn
nếu gặp em nào cao thủ hơn, bảo là "đúng rồi đấy" thì gà sẽ phải tăng
cường độ lên, nhận xét thêm 1-2 câu nữa rồi bảo là "xem chỉ tay còn ra
nhiều cái hay nữa". Nhớ là toàn bộ câu chuyện phải buồn cười, càng phi
lý càng tốt.

Bài 3 - Hôn

Bây giờ là phần cực kỳ quan trọng: Hôn

Có hai kiểu thực hiện nụ hôn đầu tiên: kiểu chậm rãi và kiểu bất ngờ.
Kiểu bất ngờ thì gà hay nói đến hơn nhưng khó thực hiện vì cần phải có
nhiều yếu tố chủ quan .Thường thì cao thủ mới thực hiện được kiểu này,
nhưng tôi cứ nêu ra ở đây để các bạn gà tham khảo.

Để hôn được con gái một cách bất ngờ thì từ đầu đến cuối thực hiện phải
hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ nhất. Hành động, ánh mắt, nụ cười, hơi
thở, v.v., đều phải cực kỳ chính xác. Các bước gồm có:
Để hôn được CÁO một cách bất ngờ thì từ đầu đến cuối thực hiện phải
hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ nhất. Hành động, ánh mắt, nụ cười, hơi
thở, v.v., đều phải cực kỳ chính xác. Các bước gồm có:
1) Kéo em lại gần. Cách hay nhất để thực hiện bước này là khi hai người
đang nắm tay đi bộ, gà đi chậm lại một chút để em tiến lên trước. Sau
đó gà đứng lại, kéo tay em kia một cái (nhớ là kéo dứt khoát nhưng đừng
có mạnh quá không có gãy tay nó) là em ấy tự nhiên sẽ rơi vào vòng tay
của gà.
2) Một tay đỡ lưng, tay kia cũng ôm hoặc nắm tay em, sao cho em gần sát
vào người mình. Tốt nhất là làm sao cho em hơi phải ngả người ra phía
sau một tí.
3)Nhìn vào mắt, ngừng lại từ 1-2 giây. Bước này cực kỳ quan trọng
4) Hôn thật chặt bằng cách hơi ngậm lấy môi trên của em, nhớ là không dùng lưỡi
5) Giữ khoảng 3-5 giây xong chủ động rút đầu lại, lại nhìn vào mắt em
một lúc nữa, rồi buông ra. Tiếp tục đi/nói chuyện như không có chuyện gì
xảy ra.
6) Nhớ là trong suốt quá trình không được nói một câu nào cả.

Các bước từ 4-6 là chung cho cả 2 phương pháp. Nhớ là cũng giống như
khi nắm tay, nếu CÁO giãy giụa quá thì cũng đừng miễn cưỡng, cứ thả ra
rồi thử kiểu khác.
Hôm nay đến vấn đề hôn dành cho các gà nhát gái

(Ghi chú: Nếu các chú gà không bỏ cái tính nhát đi thì cho dù có hôn
được, có lấy được nó đi nữa thì cuối cùng cũng sẽ phải chịu 1 trong 2 số
phận: 1) bị bỏ; hoặc 2) sống trong sự cằn nhằn bức bối tù túng của
cuộc sống gia đình không hạnh phúc. Muốn bỏ được tính nhát thì phải tự
nhủ: Mình sẽ không làm tài xế / trợ lý / ATM / bác sỹ tâm lý / cún con /
v.v. của con gái. Nhắc đi nhắc lại 10 lần. Nếu cần thì chép câu đấy
100 lần vào trong vở)

Nếu gà không đủ kinh nghiệm để có thể hôn bất ngờ thì nên thực hiện
cách hôn chậm rãi. Nhắc lại để các chú nhớ là phải trải qua các giai
đoạn trước rồi, đến giai đoạn này hai người có thể tùy ý nắm tay nhau
mà không gượng gạo xấu hổ. Xem lại các bài trước.

Địa điểm thực hiện vụ hôn này là ở một chỗ yên tĩnh, vắng vẻ (nhưng
đừng có tối tăm vắng vẻ quá. Chờ đến khi cuộc nói chuyện rơi vào một
khoảng lặng thì đưa tay ra vuốt đuôi tóc em. Nếu thích improvise thì nói
"tóc em mượt thật" rồi vuốt tóc (CHÚ Ý: nếu tóc em rễ tre thì đừng có
nói thế. Mà nếu tóc em rễ tre thì tính tình em này phải cực kỳ ổn mới
được, không thì các chú tán em như thế là làm lãng phí mất bao nhiêu năm
kinh nghiệm của anh)

Vuốt đuôi tóc mấy cái rồi thì vuốt cao lên một chút, từ khoảng trên gáy
trở xuống (CHÚ Ý: không áp dụng với các em cạo trọc/húi
cua/demi-garcon/v.v.). Trong lúc đó thì nhìn vào mắt em, rồi nhìn xuống
môi. Tuyệt đối: không nói, không cười, không run tay, không thở hổn
hển, không chảy nước mắt, không tỏ tình, không gì cả. Chỉ nhìn bình
thản, thế thôi. Nếu em không quay mặt đi thì tức là đã sẵn sàng được
hôn rồi.Còn nếu quay mặt đi thì cười tinh quái (tập trước gương) rồi
quay trở lại nắm tay, nói chuyện, một lúc khác (hoặc hôm sau) thử lại
(thử lại thế nào thì là bài tập về nhà, gà phải nghĩ ra phương pháp
tương tự). Cách hôn thì cũng như khi hôn bất ngờ, tức là:

1) Từ từ áp sát môi vào. Không cần ôm hay đè gì cả. Một tay (đang vuốt
tóc) tì nhẹ lên đầu em (không nên kéo), tay kia để lên eo hoặc nắm tay
em.
2) Ngậm chặt lấy môi trên của em, mút nhè nhẹ (tuyệt đối không dùng lưỡi, không mút mạnh chụt chụt
3) Giữ trong 3-5 giây rồi thả ra
4) Ngừng lại, nhìn em 2-3 giây rồi lại nắm tay, nói chuyện tiếp (bước 4
này có thể không thực hiện được trọn vẹn, vì có khi gà vừa mở mỏ định
nói chuyện thì đã bị em xông vào hôn bịt mồm rồi)
Sai lầm thường gặp nhất, mà cũng là trầm trọng nhất, của gà trong quá
trình đi cưa là sự nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả. Do bị sự đầu
độc của xã hội, nhất là thông qua phim ảnh và sách vở, nên thường là gà
không nhận ra được nguyên nhân sâu xa của sự thất bại của mình và liên
tục lặp lại các sai lầm chứ không rút ra được bài học nào cả.

Một lý do nữa khiến gà hay phạm sai lầm là vì sự tiếp thu thiếu phê
phán chọn lọc các kinh nghiệm của các cao thủ. Nói thẳng ra là gà
thường không học được gì từ các cao thủ cả, mặc dù có những chú gà đi
theo cao thủ hàng năm trời, thân trải qua hàng trăm trận chiến ác liệt,
nhưng vẫn không nắm được cốt yếu của vấn đề. Mặc dù nhiều cao thủ sẵn
sàng chia sẻ các hiểu biết với gà, nhưng điều không may là phần lớn các
cao thủ cũng không thực sự hiểu rõ phương pháp của mình mà chỉ thành
công do năng khiếu nên các bài học gây nhiễu nhiều hơn là tạo ra hiệu
(hậu) quả thực sự. Đấy là chưa kể đến các loại cao thủ giả hiệu, nhìn
bề ngoài thì tưởng võ công rất cao nhưng trên thực tế chỉ là một loại
trâu để CÁO nó xỏ mũi dắt đi rồi bắt cày bừa mà thôi. Tất cả các yếu tố
này khiến gà như lạc trong sương mù: bối rối, lo sợ, và mất phương
hướng.

Thế nào là nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả? Trong phim ảnh cũng
như trong các câu chuyện đời thường, gà thường nghe nói đến các hành
động lãng mạn huy hoàng của nhân vật nam chính vào thời điểm cao trào
của kịch bản, ví dụ như chạy trong mưa đến cửa nhà nàng để tặng một
bông hoa hồng, vượt qua núi non và đại dương để đến bên người yêu, bán
hết tài sản đi để mua cho nàng một món trang sức đắt tiền, v.v. [sụt
sịt, rưng rưng nước mắt].

Các hành động này thường là không có kết quả, nhất là đối với các chú
gà đang cưa cẩm, tại vì nó gửi cho CÁO một thông điệp là "Anh cảm thấy
anh không xứng đáng với em. Con người thật của anh chắc không đủ sự lôi
cuốn và hấp dẫn đối với em nên anh phải nghĩ ra các chiêu thức để may
ra em thấy thương hại anh chăng". Trên thực tế, ngay cả đối với các đôi
đã yêu nhau thì các hành động "lãng mạn" kiểu phim ảnh cũng thường chỉ
dẫn đến cảm giác thương hại ở người con gái, và nếu thực hiện nhiều
lần sẽ phản tác dụng.
Hơn nữa các hành động mà gà nghĩ là lãng mạn tuyệt vời thì thường
thường đã được thực hiện rất nhiều lần bởi rất nhiều người. Nếu người
con gái mà gà đang cưa thuộc loại xinh và có tính tình dễ chịu thì xác
suất rất lớn là bất kỳ hành động lãng mạn nào mà gà định thực hiện cũng
đã có người thử thực hiện để chinh phục người con gái đó rồi. Chắc
không cần nhắc thì ai cũng hiểu là người con gái đó sẽ nghĩ: "Lại một
thằng cha sến nữa định dùng thủ đoạn để thao túng mình đây, mệt quá đi
mất."

Ngay cả khi hành vi lãng mạn của gà làm cho CÁO (thường là thiếu kinh
nghiệm) cảm động thì khi cơn sốc đã qua CÁO sẽ nghĩ: "Thế cũng thích
đấy, nhưng liệu thằng cha này sẽ lặp lại hành động đó được bao nhiêu
lần?"

Bài 4: Làm gì khi bị từ chối?


Từ chối ở đây không phải là từ chối khi gà nói "anh yêu em". Câu này
tuyệt đối không được nói ra, trừ phi con gái nó lằng nhằng nói "em yêu
anh" 3-4 lần và không cho gà về nếu chưa nói "anh yêu em".

Từ chối ở đây là từ chối khi gà gọi phone bảo đi chơi cùng. Nếu gà làm
theo phương pháp rủ CÁO đi chơi mà tôi đã mô tả trước đây thì khả năng
bị từ chối sẽ giảm hẳn đi, nhưng không phải là không còn.

CÁO có mấy kiểu từ chối cơ bản. Một là kiểu thẳng thừng. Kiểu này có
dạng từ hiền hòa, v.d. "em bận rồi", "em không muốn ra khỏi nhà", hoặc
"em mệt lắm", đến xoáy tít như "em có hẹn rồi" hay "em đang có bạn đến
nhà". Đối với loại từ chối này thì cách xử lý cũng đơn giản: 1) "Ừ, thế
nhé"; 2) dập máy. Không có "thôi em đi nghỉ đi cho đỡ mệt" hay "chúc
em đi chơi với bạn vui vẻ" gì cả. Càng không được nài nỉ "anh ngồi một
mình buồn quá, em cố ra đây với anh một lúc thôi."

Một điều rất quan trọng đối với trường hợp này là không được để sự từ
chối ảnh hưởng đến tâm lý. Một số chú gà có phản ứng rất tiêu cực là
"thôi thế thì cho nghỉ luôn". Đây là một tâm lý rất sai lầm, mặc dù về
hình thức thì có vẻ rất mạnh mẽ, đàn ông, nhưng thực ra chỉ là cái vỏ
để che giấu sự yếu đuối bên trong mà thôi.

Khi gà rủ một người bạn nào đó, nếu người bạn không đi được thì gà
thường là không buồn bực và lần sau vẫn rủ người đó đi chơi tiếp. Thế
thì tại sao lại bực tức khi không rủ được một người mà mình mới quen?
Sự bực tức này chỉ chứng tỏ một điều là gà có quá ít bạn bè, quá ít sở
thích đến mức mà sự vui vẻ của gà phụ thuộc hoàn toàn vào việc người
con gái đó có chịu đi chơi cùng hay không. Đối với những sự tuyệt vọng
như thế thường là con gái rất nhạy cảm và thường là sẽ cảm nhận được.
Nó sẽ củng cố cho quyết định không đi chơi với gà của cô ta.

Một phương pháp từ chối rất thường được CÁO sử dụng là từ chối vào phút
cuối cùng. Sau khi đã đồng ý đi chơi với gà rồi, khoảng từ 30 phút
trước đến 30 phút sau giờ hẹn CÁO sẽ gọi điện cho gà báo là em không đi
được. Lý do thì muôn hình vạn trạng, nhưng thường thấy nhất là 2 loại:
1) "hội bạn em rủ tối nay đi chơi"; và 2) liên quan đến gia đình, v.d.:
"nhà em có khách", "em phải đưa mẹ em đi chỗ này chỗ kia", v.v.

Cách phản ứng trong trường hợp này cũng giống như trong trường hợp
trước, tức là tạm biệt em luôn bằng một câu ngắn và dập máy. Tuy nhiên
cách xử lý tiếp theo trong trường hợp này lại hoàn toàn khác. Trừ phi lý
do mà em đưa ra là "mẹ em ốm phải đi bệnh viện", "nhà em bị cháy", hay
"em ngã ở trên cầu thang xuống", và gà xác minh được là lý do đó đúng
sự thật, nếu em từ chối kiểu này thì gà TUYỆT ĐỐI KHÔNG GỌI ĐIỆN rủ em
này đi chơi nữa.

Nghệ thuật cưa gái - Chương 2


>> Cười tiếp nào

Phần tiếp theo của nghệ thuật cưa gái. Các bạn xem phần 1 ở đây.

Bài 1 - Ứng xử khi bị từ chối

Nói như thế không phải là sẽ quay
ra thù ghét em này với tư tưởng "loại người như thế thì cho nghỉ
luôn". Đơn giản là vì sau khi từ chối như thế, nếu em này là người biết
điều và có giáo dục thì em sẽ phải chủ động gọi điện đền cho gà một
buổi khác. Còn nếu em không gọi điện đền cho gà thì việc gà tiếp tục
gọi điện nài nỉ cũng sẽ không có hiệu quả gì nhiều, và thông điệp mà gà
gửi cho em kia sẽ là "thời gian của anh không có tí giá trị nào cả, và
em cứ việc hủy hẹn thoải mái nếu em cảm thấy thích"

Có một kiểu từ chối khác là kiểu "mặc cả", tức là em kia không chịu đi
chơi ngay nhưng lại đưa ra đề nghị khác, vd: "Bây giờ em bận rồi, hay
là để mai đi". Các em CÁO kiểu này thường thuộc một trong hai loại: 1)
Ngoan, có giáo dục, nice; hoặc 2) siêu cao thủ. Cả hai loại này đều khó
kiếm cả nên nói chung là gà cũng nên cảm thấy hơi may mắn một chút.

Tuy nhiên không phải là vì thế mà gà hồ hởi nhận ngay lấy lời đề nghị
đó. Trong trường hợp này, cũng như trường hợp em gọi điện đề nghị "đền"
cho gà vì đã hủy hẹn, thì cách phản ứng đúng là vui vẻ: "Thôi được
rồi, không sao đâu, để anh gọi lại cho em sau."

Sở dĩ như thế là vì một trong những cách dễ nhất để giết chết sự hấp
dẫn là sự quá sẵn sàng của gà. Thường thường cái gì hiếm thì mới quý.
Nếu gà lúc nào cũng sẵn sàng để đi chơi với em kia thì tự nhiên gà đã tự
hạ giá mình đi rất nhiều. Sai lầm này không chỉ có gà gặp phải, mà
nhiều cao thủ sau khi đã cưa đổ được một em gái nào đó rồi cũng thường
gặp phải, gây nên cảm giác "chán" cho em kia.
Từ chối kiểu "hoãn binh". Kịch bản của màn từ chối này như sau:

Tối thứ hai. Nhà gà. Gà đi vào, mặt mũi căng thẳng

Gà: (lẩm bẩm) Em cáo này xinh quá, mình chết thẳng cẳng rồi. Làm thế
nào để cho nó chết mình bây giờ nhể? Thử gọi điện xem nào. Hồi hộp quá!
Hy vọng là em í cũng chết mình rồi.

Gà nhấc phone, bấm bấm, mặt mũi tím tái, thở gấp.

Mẹ cáo: (đanh thép) Alô! Tôi nghe!
Gà: (run rẩy): Dạ dạ bác cho cháu gặp em Cáo ạ.
Mẹ cáo: Cáo không có nhà. Cháu là ai đấy?
Cáo: (giọng gắt gỏng văng vẳng qua điện thoại): Mẹ làm cái gì đấy? (giằng lấy phone, nói ngọt ngào) Dạ cáo nghe đây aaạ!
Gà: (run bần bật) Cáo đấy à? Em đang làm gì đấy? (tự cốc vào đầu) Anh gà đây mà.
Cáo: (ngây thơ) Em đang xem TV với bố mẹ thôi. Anh gà nào nhỉ? Có phải gà chọi không?
Gà: Anh gà mà hôm nọ cứ lẵng nhẵng vừa đi theo em vừa gáy ấy. (vẻ mặt hơi thất vọng)
Cáo: À anh gà công nghiệp. Em xin lỗi, em quen nhiều anh gà quá nên hay bị nhầm.

(Gà nói huyên thuyên. Bên kia cáo che miệng ngáp, mắt lơ đãng liếc nhìn TV)

Cáo: À thế ạ?
Gà: (tự nhủ) Hết chuyện rồi. (nói vào phone) Ờ ờ ờ...

(im lặng một lúc lâu)

Gà: (hít sâu một hơi): Cáo ơi, tối thứ Bảy này em có kế hoạch gì chưa? Anh muốn mời em đi chơi không biết có được không?
Cáo: Em cũng chưa biết được anh ạ. Anh định rủ em đi đâu hả anh gà?
Gà: (ngập ngừng) Có thể bọn mình đi ăn gì đó xong đi đâu đó ngồi uống nước.
Cáo: Em cũng chưa biết là tối hôm đấy có bận gì không. Thôi để thứ Sáu hoặc thứ Bảy em gọi lại cho anh nhé?
Có nhiều chú là gà mà không tự nhận ra mình là gà, lại cứ tự cho mình
là cao thủ. Thái độ này dễ làm cho gà mãi mãi là gà, vì gà có xu hướng
tự huyễn hoặc mình. Các thất bại sẽ được đổ cho các lý do khách quan
(vd: "em đang thử thách mình") để cho phù hợp với ý niệm của gà về bản
thân và về cuộc sống thay vì nguyên nhân thực sự.

Bài 2


Vậy thì thế nào là gà: Gà là một trạng thái tâm lý được hình thành từ
sự kết hợp của tính thiếu tự tin, ảnh hưởng của phim ảnh và sách vở, sự
đầu độc của bố mẹ và trường lớp (phải ngoan, nghe lời thì sẽ được bố mẹ
và thày cô yêu quý), v.v.

Triệu chứng của bệnh gà là:
1) Muốn làm con gái vừa lòng;
2) Gọi điện, email, IM, v.v. quá nhiều (tổng cộng tất cả các loại > 2 lần/tuần) mà không có lý do chính đáng;
3) Hay (> 2 lần /năm) tặng hoa, quà, v.v. cho con gái;
4) Không dám chỉ trích con gái khi nó làm sai
5) Thiếu kiềm chế tình cảm: hay tức giận, ghen tuông, buồn bực, v.v.;
6) Không biết cách hoặc không dám "chuyển pha" vì sợ bị "giận";
7) Nghĩ rằng mình phải "chân thành", phải "chứng tỏ tình yêu", phải
"chinh phục gia đình và bạn bè" của em kia, áp dụng chiến thuật "mưa
dầm",

vân vân và vân vân
Khi CÁO nói "em thích một cái gì đó" (v.d. uống bia) thì cách xử sự đúng của gà là gì?

Nếu gà cũng thích thứ đó thì có mấy cách:
1) Tạm được: "À anh cũng thích uống bia đấy, lần sau khi nào anh đi thì anh sẽ rủ em"
2) Tốt: "Ừ, nhìn em là anh biết em thích uống bia rồi" rồi lúc nào đi uống bia thì ới em kia đi
3) Rất tốt: "Định rủ anh đi uống bia để chuốc cho anh say rồi lợi dụng hả?"

Nếu gà không thích thứ đó thì không việc gì phải thể hiện sự không
thích ra cả. Thể hiện ra không đem lại lợi ích gì cho gà cả mà lại có
nhiều khả năng làm cho em kia cụt hứng. Còn trong trường hợp hai người
đang đi chơi với nhau mà em kia nói ra, thì gà cứ việc bình thản "anh
không thích ngồi ở đấy".

Nói thêm một chút: Nhiều chú gà thường ngộ nhận khi nghe cáo nói "em
thích xyz", cho đó là tín hiệu đòi hỏi và chạy bổ đi mua về. Đây là một
quan niệm hoàn toàn sai lầm. Tất nhiên là trên đời cũng có những người
như thế, nhưng theo kinh nghiệm của các cao thủ thì số này chỉ chiếm
<1% thôi. Sai lầm hơn nữa là gà nghĩ rằng em thích cái gì thì tuần
nào cũng phải có cái đó vài ba lần (không phải cái mà gà đang nghĩ, mà
cái đấy thì đa số các em cũng chỉ thích 1 tuần 1-2 lần thôi). VD như em
bảo thích ăn kem thì tuần nào gà cũng rủ em đi ăn kem.

Thường thì khi một em cáo nói với gà về sở thích thì em nó có mấy mục
đích: 1) Chia sẻ; 2) Tìm sở thích chung (mục đích thứ hai này không
quan trọng lắm); và 3) Kiểm tra xem chú có phải là gà không (biểu hiện
qua việc cuống lên chạy đi mua). Khi gặp trường hợp này gà cần tiếp tục
nói chuyện bình thường. Nếu sau này có dịp thì dùng sở thích đó làm
món quà cho em kia, nhưng cũng chỉ làm một lần thôi.

Bài 3 - Phương pháp cưa gái của gà

Gà gặp một em, thấy thích và
xin được số điện thoại. Đến được đây nói chung là cũng gian khổ lắm
rồi, nhưng mà vì không liên quan mấy đến câu chuyện đang nói ở đây nên
tạm thời bỏ qua. Rồi gà áp dụng chiến thuật trường kỳ kháng chiến: gọi
điện thoại, đến nhà chơi, rủ đi chơi, tặng hoa, tặng quà, v.v. Nếu gà
làm những điều này ở một mức độ chấp nhận được thì em kia mặc kệ cho gà
tiếp tục và nhận tất cả những gì mà gà dâng hiến cho, nhưng có vẻ vẫn
ỡm ờ không chịu "đổ". Còn nếu gà mà làm hơi nhiều quá thì em kia sẽ khó
chịu và sẽ bằng cách này hay cách khác cho gà đi chỗ khác chơi. Gà lại
quay về ô số 1 với trái tim rỉ máu.

Lại nói tiếp chuyện em kia ỡm ờ. Trong quá trình gà kháng chiến thì em
kia vẫn tung tăng không có vẻ gì ưu tư cả, vẫn đi chơi với các anh khác
như bình thường. Gà mà không may mắn thì có khi gà đến nhà chơi thì em
kia té đi chơi vui vẻ với bạn hoặc anh giai khác, còn gà thì ở nhà em
để bố mẹ em tra tấn. Nếu gà lì đòn vượt qua được thì tình trạng này sẽ
tiếp diễn. Còn những chú gà không đủ nhẫn nhục thường phản ứng bằng hai
cách. Gà nào bực tức mà gây ra xung đột thì nhận được sự thật hiển
nhiên từ phía em kia: "Em đã là gì của anh đâu!" Gà nào gà hơn một tí
thì phản ứng bằng cách "tỏ tình". Trong cả hai trường hợp gà đều sẽ bị
em kia quy kết là "manh động" và cho đi chỗ khác chơi. Gà quay về ô số
1.

Nói tiếp chuyện gà chịu đựng. Bất cứ chuyện củ chuối nào em kia ném về
phía gà gà cũng nhận hết. Gà tự nhủ: "Em yêu thử mình đây mà, mình cần
phải chứng tỏ tình yêu chân thành của mình hơn nữa mới được." Sau một
thời gian khá dài, nếu em kia không tóm được cao thủ nào (cao thủ cũng
hiếm và thường cũng kén chọn y như các em cáo vừa xinh vừa nhà giàu
vậy), còn các gà khác đã hy sinh hết thì em kia sẽ có một số tín hiệu
bật đèn xanh cho gà: quan tâm, để ý, đi chơi cùng nhiều hơn, v.v. Gà
sướng.

Một hôm trăng thanh gió mát gà run rẩy thẽ thọt ba tiếng "Anh yêu em".
Em kia chả vờ cúi mặt ngượng không nói gì, thế là gà được thể xông vào
ôm hôn gì đó. Gà tưởng là mình "cưa đổ" được em kia, nhưng thực ra số
phận gà đã được an bài từ khi em bắt đầu bật đèn xanh cho gà rồi.

Được chính thức làm "người yêu" gà phê lắm. Hạnh phúc này đúng là ngoài
sức tưởng tượng. Chính vì ngoài sức tưởng tượng nên gà vẫn nơm nớp sợ
tuột mất em yêu. Sự sợ hãi này dẫn gà đi theo một trong hai hướng.
Hướng thứ nhất là gia tăng chiều chuộng, đưa đi đón về, gọi dạ bảo
vâng. Hướng thứ hai là ghen tuông, gia trưởng. Nếu gà giữ được sự sợ
hãi này ở một mức độ không quá đáng thì em kia sẽ cố gắng chịu đựng,
hai người sẽ lấy nhau và tiếp tục chịu đựng nhau cho đến khi không chịu
được nữa thì thôi. Còn nếu gà đi quá giới hạn thì cuộc tình hoặc cuộc
hôn nhân (nếu hai người đã kịp lấy nhau--chuyện này sẽ xảy ra sớm vì khi
em kia tặc lưỡi thì nói chung là đã máu lấy chồng rồi) sẽ tan vỡ. Gà
lại trở lại ô số 1.

Thôi bây giờ nói về logic của gà. Gà thường có suy nghĩ: Mình hình thức
cũng được, gia đình nghiêm chỉnh, có công ăn việc làm, tương lai sáng
ngời ngời. Hơn nữa mình chân thành một lòng một dạ chiều chuộng với em
kia, không kể ngày đêm mưa gió, em cần gì là mình có mặt ngay. Thế mà
mình cưa mãi không đổ. Em lại đi si mê một cái thằng đối xử với em
chẳng ra gì, thậm chí cũng chẳng thèm yêu em luôn. Thế là gà xoay ra
nghĩ xấu về con gái. Có chú gà cực đoan còn tìm cách "trả thù".

Thế còn logic của cáo là thế nào? Nếu suy nghĩ theo kiểu của gà thì con
gái toàn làm những việc phi lý, không có tí logic nào cả. Thực ra mà
nói thì những việc làm của cáo đều có logic, thậm chí còn rất logic nữa
là khác. Có điều là logic này phức tạp hơn logic của gà, và nó cũng có
hai phần. Phần nổi là phần suy nghĩ trực tiếp, đại loại là thế này:
Anh gà anh ý tốt với mình quá, các điều kiện cũng đều lý tưởng. Đáng lẽ
mình phải yêu anh ấy mới phải. Nhưng không hiểu tại sao mình chỉ cảm
thấy quý, biết ơn và ái ngại thôi chứ không thấy say mê gì cả. Còn
thằng cha kia thì đối xử với mình không bằng một phần anh gà nhưng
không hiểu tại sao mình cứ nhớ nó điên lên.

Phần chính của logic của cáo xảy ra ở trong tiềm thức (tức là cáo có
khi cũng không biết là mình đang nghĩ thế). Đây là hệ quả của hàng
triệu năm tiến hóa, trong đó mỗi cá thể luôn luôn tìm cách phối hợp với
cá thể có bộ gene tốt nhất để gia tăng khả năng tồn tại và phát triển
của con cháu mình. Logic của phần này là: "Tại sao gà lại cứ phải cố
gắng lấy lòng mình thế nhỉ? Có khi là tại vì có nhược điểm gì ghê gớm
lắm nên không cưa được gái mới phải sống chết bỏ tiền bạc công sức ra
để theo đuổi mình. Còn cái thằng kia thì nó cứ nghênh ngang thế chắc là
gene tốt nên nhiều con gái chạy theo, có mình hay không nó cũng chả
cần vì sẵn con gái quá. Mình phải làm thế nào để chiếm được nó mới
được."
Tại sao không nên "tỏ tình"?


Quá trình bị hấp dẫn của gà có hai chế độ: Bật và Tắt. Gà gặp em nào
vừa vừa mắt một tí là sẵn sàng "yêu" em đấy ngay. Trong khi đó thì quá
trình cảm thấy hấp dẫn của con gái thì lại rất từ từ và có nhiều giai
đoạn. Ngoài các giai đoạn như đi chơi, đụng chạm, nắm tay, hôn, ôm, vuốt
ve, etc. thì cáo còn rất nhiều giai đoạn trung gian ở giữa nữa. Nói
cách khác là gà chỉ có hai mức độ tình cảm là 0% và 100%, còn cáo thì có
tất cả các mức độ liên tục từ 0% đến 100%.

Gà không hiểu cơ chế "từ từ" này nên nghĩ rằng mình cần phải "tỏ tình"
để xác định được em kia có "yêu" mình không. Cách đặt vấn đề này không
phù hợp với logic của cáo nên gà thường bị trả lời bằng những câu nói
rất khó hiểu hoặc không có câu trả lời

Chúng ta sẽ cùng bàn về một phần vô cùng quan trọng: Hành động thay vì nói câu " Anh yêu em"

Em xin nhắc lại với các bác Gà là những lý thuyết ở đây chỉ dạy cho một
tình yêu xuất phát từ trái tim...Nếu không, nó sẽ trở thành thủ đoạn,
mà thủ đoạn trong tình yêu thì trước sau gì cũng bộc lộ và không tồn tại
được lâu...

Khi các Gà bắt đầu quen một em nào đấy, thấy em xinh xắn dễ thương là
nhảy bổ vào làm quen, xin số điện thoại , hẹn đi xem phim, ...nói chung
là làm tất cả để được gần Cáo, sau đó các Gà cố gắng thể hiện tình cảm
của mình bằng câu " Anh yêu em" ...rồi chờ đợi xem đối phương phản ứng
ra sao....

Các gà không biết rằng đa phần loài Cáo có bản năng tự vệ, ngượng
ngùng, khi nghe Cáo nói câu này, mà trong lòng chỉ thấy thích thích
thôi, thì đều từ chối....Gà trở về chuồng trong trạng thái thất tình,
với những chú gà nhép thì sẽ từ bỏ cuộc chơi, còn nếu kiên trì sẽ tiếp
tục tiến công và chờ đợi. Tuy nhiên, nếu tiến công tiếp, cả Gà và Cáo
sẽ rơi vào tình trạng ngại ngùng, e dè và không còn tự nhiên như trước,
nếu không có gì mới, Gà sẽ vẫn chỉ là " một người bạn hoặc một người
anh trai của Cáo mà thôi"

Sai lầm của các chú Gà là ở chỗ, các chú chưa nắm chắc được phần thắng,
mới chỉ thích thích thôi mà đã vội vàng tỏ tình. Thay vì nói " Anh yêu
em" , hãy luôn ở bên Cáo, quan tâm chăm sóc, chia sẻ buồn vui, Cáo đã
bật đèn xanh cho Gà rồi, đến một lúc nào đấy tự Cáo và Gà sẽ hiểu....

Sự căng thẳng


Đa số các chú gà khi đi với cáo thường cảm thấy bị thôi thúc phải làm
sao cho em vừa lòng bằng mọi giá. Thường thường thì điều này có nghĩa là
gà luôn luôn đồng ý và làm theo mọi ý muốn của em kia mà bỏ qua ý muốn
của bản thân. Gà đưa ra lí do để bao biện cho hành động này là: vì
mình "yêu" em kia quá nên phải "chiều" em í. Thực chất là gà sợ em kia
bực mình nên làm thế để cho an toàn.

Trong khi nói chuyện cũng vậy. Gà vì lo sợ em sẽ phật ý nên chọn những
chủ đề an toàn, ví dụ như: hôm nay em ăn cơm với cái gì, bố mẹ em có
khỏe không, hôm nay em được mấy điểm, em thích loại phim/truyện/hoa gì,
v.v. Thêm vào đó là gà luôn luôn đồng ý với quan điểm của em kia chứ
ít khi dám phản đối điều gì.

Vấn đề đối với chiến thuật "an toàn" này của gà là ở chỗ em kia sẽ
nhanh chóng chán gà vì gà chưa mở miệng nói em đã biết là gà sẽ nói gì.
Hơn nữa với chiến thuật này của gà thì câu chuyện sẽ rất nhanh chóng đi
vào ngõ cụt. Đây là lý do khiến nhiều chú gà than phiền là "hết chuyện
để nói" và "nàng ít nói" (tin mới nhận: hiện nay người con gái ít nói
vẫn chưa ra đời).

Cũng có vài chú gà nhận ra được sự phá sản gần như chắc chắn của chiến
thuật "an toàn" này. Gà lại nghe người ta nói là "những đôi hay cãi
nhau lại thường bền" nên thử cách ngược lại, tạm gọi là chiến thuật
"đối kháng". Gà cố gắng phản đối và chê bai em kia lấy được và luôn
luôn tìm cách ăn thua đến cùng với em kia. Kết cục của phương án này là
em kia mệt mỏi đi với gà quá căng thẳng và byebye gà luôn

Làm thế nào để hỏi các câu hỏi khó?


Đôi khi gà quen được với một em rất ấn tượng. Vì là gà nên trong đầu óc
gà ngổn ngang những câu hỏi. Gà băn khoăn không hiểu em đã có người
yêu chưa, em có còn "gin" không, em đã có tiền án tiền sự gì chưa,
trước khi phẫu thuật em có phải là con trai không, v.v. Cũng vì là gà
nên gà lại không dám hỏi thẳng. Gà sợ hỏi thì em kia phật ý, có khi lại
còn dỗi mà lại không thèm chơi với gà nữa. Thế là gà ta nghĩ ra đủ
cách thậm thụt để tìm hiểu, v.d. như gợi ý bóng gió hy vọng em kia lỡ
mồm tiết lộ hoặc tốt nhất là chân thành thổ lộ với gà. Tệ hơn nữa thì
có các chú siêu gà tìm cách đọc trộm tin nhắn trong điện thoại, ăn cắp
mật khẩu email, theo dõi, v.v.

Vậy thì cách để tìm hiểu những vấn đề "nhạy cảm" đấy là thế nào? Trước
hết gà phải xác định xem câu trả lời của em sẽ ảnh hưởng đến mình như
thế nào. VD như vấn đề em có bạn trai chưa. Nếu kể cả em có bạn trai
rồi gà cũng vẫn liều chết xông vào thì thực ra việc hỏi của gà là vô
nghĩa, thế nên không cần hỏi. Còn nếu vấn đề đó mà quan trọng đối với
gà thì cách tốt nhất là hỏi thẳng, vd: "Anh không thích tán em nào đang
có bạn trai, thế nên anh muốn biết em có bạn trai chưa để khỏi phí
thời gian của cả anh cả em". Nếu em bảo "Em có bạn trai rùi" thì gà
tiếp "OK, thế thì bọn mình làm bạn tốt".

Xã hội và mẹ cáo đã nhét vào đầu cáo những tư tưởng mà theo bọn thầy
cãi gọi là... phòng vệ chính đáng.Nhất là với những cáo mới quen điều
này càng thể hiện một cách rõ rệt. Vì thế đừng bao giờ hỏi một câu hỏi
dạng "có và không" kiểu như "tối nay em có rỗi không " câu trả lời cho
những câu hỏi này 99%thường là "ko ". Phản ứng phòng vệ trong cáo sẽ
trỗi dậy và bảo cáo rằng "hừ,không biết con gà này có âm mưu gì với
mình đây, trước khi biết rõ cứ nên cẩn thận là hơn",thậm chí cáo còn có
thể nghĩ rằng "con Gà này nghĩ mình vô công rồi nghề chắc". Thế là dù
cho có rỗi rãi đi chăng nữa thì gà cũng nhận đc 1 câu trả lời kiểu em
có việc,em bận...đại loại là không có thời gian đi với Gà. Cách đặt câu
hỏi cho cáo mới quen là dạng câu hỏi lựa chọn A hoặc B, và nhớ là đáp
án mà bạn muốn cáo nhận lời phải là đáp án sau tức là B. Tức là sẽ hỏi 1
câu "Em ơi,mình đi uống cafe vào thứ 6 hay thứ 7" thứ 7 là câu trả lời
mà bạn muốn-hãy nhớ lấy điều này. Nguyên nhân của hiện tượng này là
ngay khi bạn đặt câu hỏi bạn đã phá đc thế phòng ngự của cáo rồi, vấn
đề không phải ở có thời gian hay ko, rỗi hay không mà là đi uống cafe
vào thứ 6 hay thứ 7 mà thôi .Nhận đc câu hỏi này cáo lập tức bị chi
phối bởi hai chọn lựa và cáo thường chọn cái sau. Không phải tự nhiên
mà cáo lại chọn như vậy.Cái gì cũng có nguyên nhân của nó,bản thân cáo
lẫn gà chẳng qua chỉ là những đứa trẻ nhiều tuổi nên cách sử sự vẫn còn
mang hơi hướng trẻ con. Ngay bây giờ khi Gà gặp một đứa trẻ con 3 tuổi
và thử hỏi nó một câu "cháu thik bố hay mẹ "sẽ nhận đc câu trả lời là
mẹ nhưng nếu hỏi là "cháu thik mẹ hay bố" thì câu trả lời là bố. Bởi vì
đáp án A đưa ra trước nên hình ảnh của nó cũng không sâu đậm bằng đáp
án B và 1 phần cũng vì đáp án B ở cuối câu nên nó còn âm vang mãi trong
đầu
Tốt nhất là nên gọi điện cho cáo vì gặp mặt sẽ gây 1 số ngại ngùng cho
cáo vì cáo có thể nghĩ rằng mới gặp đã mời mình đi chơi mà mình đi ngay
thì.... mất giá quá. Thế nên hãy dùng điện thoại và nhớ là chỉ cần
30'''' cho cuộc gọi này mà thôi . hít một hơi thật sâu và mỉm cười "
Alo, anh đây, mấy hôm ko gặp em,em cũng bận đúng không" hê hê tôn trọng
cáo quá rồi "Anh em Mình đi uống cafe vào tối thứ 6 hay thứ 7 " dùng
đến chữ mình là rất hay các bác ạ .Tât nhiên là cáo chọn thứ 7 rồi (vấn
đề là bạn phải biết chính xác tồi hôm nào cáo rỗi để cho vào đáp án B-
tôi ví dụ là thứ 7). Đừng nói là sẽ đi đâu mà chỉ " Anh đón em lúc 7h
hay 8h" 8h là vừa nhì ,chắc là em í cũng chọn 8h thôi. "thế thôi, gặp
em sau" . Xong thế là đã mời đc cáo đi. Lúc này Cáo chắc cũng đang bàng
hoàng ko hiểu tại sao mình lạ đồng ý nữa cơ.
Chọn một chỗ nào đấy sáng sủa một tí tốt nhất là có đèn hắt lên ấy và
đông vui nhộn nhịp một tí,tránh nơi tối tăm ít ng qua lại. Để còn có
nhiều chuyện mà nói . Phải để cho cáo có ấn tượng ban đầu thật tốt .
bước vào, kéo ghế cho cáo, mùa này trời lạnh nếu cáo mặc áo khoác thì
anh vui lòng đc giúp em.Và ngồi xuống tránh không ngồi đối diện với
cáo, ko ngồi gần tốt nhất là ngồi vuông góc(sau này sẽ có vị trí tốt
hơn). Nhân viên ra thì bảo cáo chọn đồ uống trước trong lúc chờ đồ uống
thi phải có một câu j` hay ho vào đại loại kiểu như " Anh cứ nghĩ là
em xinh nhưng ko phải....em rất xinh mới đúng " chắc lúc này có đứa
bưng đồ uống ra rồi. Bắt đầu câu chuyện thôi. Lúc này tuỳ các bác thôi
vì mỗi em một khác, sở thik khác nhau nên tốt hơn là "nói về những gì
em ấy thik "chứ không phải những thứ bạn muốn nói . nên nói chuyện với
phong cách hài hước vui vẻ,chen vào những câu chuyện vui,nhận xét hài
hước về khung cảnh , về ng qua lại.... Chú ý lắng nghe khi em ấy
nói,cần thì hỏi lại hoặc mở rộng vấn đề.Trong giọng nói cần thể hiện sự
quan tâm và khi nói cũng thế "quan trọng không phải là bạn nói gì mà
cô ấy cảm nhận những gì bạn nói như thế nào".... Bao lâu thì về, em thì
khoảng 1h. Lần đầu thế là đủ, lần sau mọi chuyện nó lại khác. Đưa về,
về đến nhà thì gọi điện cám ơn em đi cùng anh ,anh đã có 1 buổi tối rất
vui hy vọng là em cũng thế. thế thôi ''''ngắn gọn rồi cúp máy.
Độ 1 tuần sau có buổi gặp thứ 2 là vừa,trong tuần ấy hạn chế tối đa gọi
điện thoại email,chat chit với cáo. khoảng 5,6 ngày lại hẹn gặp bằng
cách cũ thôi.Có khi lúc đón đi lần hai ấy tặng 1 bông hoa thì hay nhì?
"tặng em, nhân dịp anh lại đc gặp em 1 lần nữa "
Về Đầu Trang Go down
http://loveanhthao.co.cc
 

Nghệ thuật cưa gái - Chương 1

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp 32CĐ Cơ-Điện Tử ĐHCN Việt - Hung :: Tình yêu sinh viên-
Chuyển đến 
Đăng NhậpNhanh
.:Đăngkí:. | .: Quên mật khẩu:.